Địa điểm

ĐÌNH DƯ KHÁNH (Di tích Lịch sử - Văn hóa)

2021-10-26 06:32:15
Đình Dư Khánh tọa lạc tại khu phố Dư Khánh, phường Thạnh Phước, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Đường tới di tích được trải nhựa rất thuận lợi cho các phương tiện giao thông, ngoài ra tới di tích đình Dư Khánh ta có thể dùng ghe, đò, thuyền trên sông Đồng Nai.

1.Tên gọi di tích:

Đình Thần Dư Khánh.

Giải thích về tên gọi Dư Khánh:

- Dư: (餘): Có nghĩa là đầy đủ, dư giả.

- Khánh (慶): Có nghĩa là an lành, bình yên.

Tên gọi “Dư Khánh” (慶餘) : Có nghĩa là sự an lành và no đủ.Thể hiện ước mong của tầng lớp cư dân mong muốn có một cuộc sống thái bình, no cơm, ấm áo. Trải qua những cuộc bể dâu và chiến tranh tàn phá ác liệt, đình thần Dư Khánh vẫn bao bọc che trở cho dân làng, bà con xóm ấp được bình yên trước những gian truân, những ngày mưa bom bão đạn.

2.Địa điểm và đường đi đến di tích:

Đình Dư Khánh trước kia dưới triều đại nhà Nguyễn thuộc ấp Diều Gà, làng Dư Khánh, Tổng Chánh Mỹ Trung, Biên Hòa.

Trước năm 1975 thuộc Ấp 2, xã Phước Thành, Quận Tân Uyên, Tỉnh Biên Hòa. Từ 30/4/1975 thuộc Ấp 2 xã Thạnh Phước, huyện Tân Uyên, tỉnh Sông Bé. Từ ngày 1/1/1997 thuộc tỉnh Bình Dương.

Đình thần Dư Khánh nay tọa lạc tại Khu phố Dư Khánh, phường Thạnh Phước, thị xã Tân Uyên tỉnh Bình Dương. Cách trung tâm thành phố Thủ Dầu Một khoảng 17 km về hướng Bắc. Đến di tích có thể đi theo đường ĐT 743 từ Thành

phố Thủ Dầu Một về Đồng Nai khoảng 15 km rồi quẹo trái vào đường DH 401 khoảng 2km cách cầu Bà Kiên 200 mét bên tay phải là cổng đình thần Dư Khánh đi vào 200 mét nữa là tới đình. Đường tới di tích được trải nhựa rất thuận lợi cho các phương tiện giao thông. Ngoài ra tới di tích đình Dư Khánh ta có thể đi ghe, đò thuyền bằng đường sông Đồng Nai.

3.Phân loại di tích:

Di tích đình thần Dư Khánh thuộc loại hình di tích lịch sử văn hóa.

4.Sự kiện, nhân vậy lịch sử, đặc điểm của di tích:

Đình thần Dư Khánh tọa lạc bên bờ sông Đồng Nai, cách cầu bà Kiên chừng 400m thuộc khu phố II, phường Thạnh Phước, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Theo Tiểu sử đình thần Dư Khánh, do hòa thượng Thích Thiện Duyên sưu soạn tháng 10 năm 1998, đình thần Dư Khánh được xây dựng năm nào cho đến này chưa hay biết, nhưng đến ngày 29 tháng 11 năm 1852, được vua Tự Đức ban sắc phong cho đình thần. Theo cứ liệu này, đình thần Dư Khánh thuộc thôn Dư Khánh, huyện Phước Thành, nhưng không cho biết thuộc Tỉnh nào. Trong tiểu sử đình Dư Khánh, hòa thượng Thích Thiện Duyên còn ghi: đình thần Dư Khánh thuộc ấp Diều Gà, làng Dư Khánh, tổng Chánh Mỹ Trung, tỉnh Biên Hòa nhưng cũng không cho biết cụ thể từ năm nào và căn cứ vào đâu. Chúng tôi cho rằng, đây là địa chỉ có sau năm 1852 khi vua Tự Đức thứ 5 ban sắc phong cho đình thần Dư Khánh. Chúng ta vẫn thường thấy, trong quá trình khai phá, mở mang bờ cỏi, phát triển đất nước, triều đình nhà Nguyễn đã thiết lập và nhiều lần thay đổi địa giới hành chính cho phù hợp với tình hình thực tế. Trong thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, vùng đất này cũng nhiều lần thay đổi địa giới hành chính và cho đến ngày nay – khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất, việc khôi phục và phát triển vùng đất này có nhiều lần thay đổi địa giới hành chính (tách, nhập) để phù hợp với sự phát triển. Tuy nhiên, sự thay đổi đó thường chỉ diễn ra ở sự thay đổi tên Huyện và Tỉnh, ít thấy sự

thay đổi tên làng, xã nên tên đình không có sự thay đổi. Cũng theo tiểu sử của đình thần Dư Khánh( được ban quí tế đình lưu giữ) trước năm 1975 đình thần Dư Khánh thuộc ấp II, xã Phước Thành, quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa. Sau ngày 30 /4/1975, đình thần Dư Khánh lại thuộc ấp II xã Thạnh Phước, huyện Tân Uyên, tỉnh Sông Bé và đến năm 1997, thuộc ấp II xã Thạnh Phước, huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương. Này là khu phố II, phường Thạnh Phước, Thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Qua nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, nhưng tên đình thần Dư Khánh vẫn được giữ nguyên.

Trong quá trình tồn tại và phát triển, đình thần Dư Khánh được các bô lão cùng bà con thôn làng các thế hệ gìn giữ, tu bổ đảm bao cho việc thờ cúng các chư vị thánh thần, đặc biệt thần Thành Hoàng Bổn Cảnh đã phù hộ cho bà con thôn làng khỏi mọi tai ương và được ấm no hạnh phúc. Gần 200 năm tồn tại và phát triển, đình thần Dư Khánh đã qua nhiều thế hệ, bảo quản, gìn giữ và tu bổ, nhưng vẫn giữ được nét cổ xưa của ngôi đình làng người Việt Nam. Đình có kết cấu với bộ khung làm bằng gỗ, xây tường gạch, lợp ngói vảy, tuy không được quy mô như một số đình làng khác trong Tỉnh, nhưng đình cũng được thiết kế đầy đủ các cơ sở thờ tự như tiền điện, chánh điện, hậu điện (hậu bối) và một số công trình phụ, phục vụ cho việc chuẩn bị lễ vật dâng thần thánh. Tọa lạc bên dòng sông Đồng Nai hiền hòa, với nhiều loại cây cổ thụ trong khuôn viên, tạo cho đình một không gian tĩnh lặng, khoáng mát, có nét gì đó nên thơ, nhưng cũng không thiếu nét xưa bởi lối kiến trúc thiết kế bằng gỗ và những bức Hoành phi, Liễn đối chữ Hán được trang trí trong đình có nhiều nội dung ca ngợi thần thánh, ca ngợi công đức tiên tổ, tô thêm nét cổ kính của đình.

Sắc phong Đình Thần Dư Khánh:

敕 慶 餘 城皇 之 神 原 贈 保 安 正 直 侑 善 之 神 護 國 庇 民 稔 著 靈 應 肆 令 丕 膺 耿 曼 纆 念 神 庥 可 加 贈 保 安

正 直 侑 善 敦 凝 之 神 乃 準 福 政 縣 慶 餘 村 依 寠 本 事 神 其 相 侑 保 我 黎 民

欽 哉

嗣 德 五 年 拾 壹 月 貳 拾 玖 日

Phiên âm:

Sắc Dư Khánh Bổn cảnh Thành hoàng chi thần nguyên tặng bảo an chánh trực hữu thiện chi thần, hộ quốc tý dân, nẫm trứ linh ứng tứ kim phi ưng. Cảnh mệnh miễn niệm thần hưu khả gia tặng bảo an chánh trực, hữu thiện đôn ngưng. Chi thần nhưng chuẩn phước chánh huyện Dư Khánh thôn. Y cựu bổn sự thần kì tương hữu bảo ngã lê dân.

Khâm tai

Tự đức ngũ niên, Thập nhất nguyệt, nhị thập cửu nhật

Tạm dịch: Sắc cho Thần thành hoàng của thôn Dư Khánh trước đây tặng là Thần (Bảo an chánh trực) Hữu thiện, bảo vệ đất nước che chở cho dân, linh ứng đã lâu. Nay trẫm nhận mệnh lớn của trời, nghĩ tới công lao to lớn của Thần tặng thêm cho mĩ hiệu (Bảo an chánh trực hữu thiện đôn ngưng”.

Chuẩn cho thôn Dư Khánh huyện Phúc Chánh phụng sự thờ thần như cũ Thần hãy bảo vệ cho dân của ta.

Hãy thành khẩn thi hành sắc này.

Ngày hai mươi chín, tháng mười một, năm Tự Đức thứ năm.

5.Sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng liên quan đến di tích:

Lễ hội ở đình, thể hiện nét sinh hoạt văn hóa thiêng liêng, tín ngưỡng thờ thần, biết ơn thần, tạ ơn đất trời đã cho con người cuộc sống ấm no, mưa thuận gió

hòa, mùa màng tốt tươi, tạo được sự cộng tác của cộng đồng làng xã. Cũng chính ở sự liên kết cộng đồng làng xã mà con người có ý thức đoàn kết, nhớ về cội nguồn, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, ứng phó trước mọi chuyển biến của lịch sử.

Cũng như hầu hết các ngôi đình khác ở Nam Bộ, hằng năm đình Dư Khách có hai kỳ lễ: Lễ cúng chính hay còn gọi là lễ Kỳ yên diễn ra vào ngày 16/2 âm lịch và kỳ cúng Lệ (Kỳ bông) vào ngày 16/8 âm lịch vào dịp trung thu hàng năm.

Trước đây, cư 3 năm đáo lễ hát bội một lần vào dịp lễ cúng Kỳ yên ngày 16/2 âm lịch hàng năm.Hiện nay do kiều kiện kinh phí hạn hẹp nên hàng năm khi nào đình có đủ kinh phí thì vào dịp Kỳ yên đình sẽ tổ chức hát bội.

Lễ kỳ yên 16/2 âm lịch.

Kỳ yên là dịp để những nông dân trước là bày tỏ tình cảm của mình với thần linh, sau là dịp gặp mặt nhau bàn luận công việc làm ăn và bày tỏ tình cảm, trao đổi kinh nghiệm. Trong lễ hội kỳ yên, một mặt người nông dân đền ơn thần linh đã phù trợ, giúp sức cho họ vượt qua khó khăn trong cuộc sống, được “hòa muôn, triệu triệu; được an cư, lạc nghiệp, được quốc thái, dân an”. Nó có vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân.

Lễ kỳ yên ở đình Dư Khánh diễn ra trong thời gian bắt đầu từ ngày 15 đến 17 âm lịch.

Diễn tiến lễ hội Kỳ yên (năm có hát bội)

- Ngày 15/2 âm lịch.

Sáng: Ban quý tế và nhiều người dân trong làng tập trung quét dọn, trang trí đình làng, có tạo hình hoa quả thành hình rồng, phụng đặt trên các ban thờ

Chiều ngày 15/2: Đón đoàn hát.

Ban bô lão đặt hương, đăng hoa quả trên bàn Thần, trình bày lý do và cầu Thần ban cho lễ hội được thành công

- Ngày 16/2 âm lịch:

+ 6h sáng: Thỉnh sắc (Sắc phong đặt tại nhà chú Đỗ Thanh Tòng (Hai Nghiệp)). Sắc đặt trên kiệu nghinh thần, rước quanh làng, trên đoạn đường rước, bà con bày hương án, đồ cúng cúng Thần. Phong cách gần giống đoàn rước của người Hoa. Tại mỗi điểm đặt hương án, ông Chánh tế thắp hương, khấn nguyện, đoàn lân hộ tống đoàn rước biểu diễn, xong thì gia chủ tặng phong bao lì xì cho đoàn lân

+ 10h sáng: Tế

Lễ vật chính: heo sống, màu trắng

Học trò lễ: 6 người

Tế: 1 tuần hương, 3 tuần rượu, 1 tuần trà, có đào thài hộ tống

Có văn cúng bằng chữ Hán

11h30 thì kết thúc.

+ Sau khi Tế xong là lễ Tống phong

Mục đích: Tống xui xẻo, tống dịch bệnh ra khỏi làng

Người dán bè: trụ trì chùa Thanh Sơn (chùa trong xã) dán

Trên bè đặt: đầu heo chín, 26 miếng thịt ba rọi sống, xếp dài theo bè, 1 cái nồi đất, 1 hỏa lò đất, 1 cái ấm bằng đất, 1 bó củi nhỏ, 2 khẩu đại bác, 4 cây chèo, 100.000đ tiền thật, 1 bộ bài tây, 1 bộ bài tứ sắc, 1 con gà trống chín, trầu, cau, hoa, rượu, hình nhân thế mạng, trên bè cắm cờ 5 màu

Thầy pháp cúng xong thì đưa bè thả ra sông. Tới bến sông, 1 người dàn quân dưới thuyền, kéo bè đi ra khỏi địa phận của xã mới thả ra. Người nào muốn xin đồ

trên bè thì xin, nhưng sau khi vái xin xong, trước hết phải đập hai khẩu đại bác rồi mới lấy đồ, xong lại thả bè ra cho bè trôi tới đâu thì trôi. Người đi thuyền bè trên sông, thấy bè Tống ôn phải vái cúng rồi mới dám đẩy ra xa

+ 9h: đoàn hát xây chầu rồi bắt đầu hát bội

- Ngày 17/2 âm lịch:

+ 3h sáng: Tế Đàn Cả (như Tế bên trên)

+11h trưa thì hát xong

+11h 30 đưa sắc lại nhà chú Hai Nghiệp và kết thúc lễ.

Lễ hội đình làng Dư Khánh có quy mô khá lớn (khoảng trên dưới 300 người), còn bảo lưu, thực hành được hầu hết các lễ theo quy chuẩn cúng đình. Ngoài ra còn có những nét đặc sắc riêng như có người biết chữ Hán và đọc văn cúng bằng chữ Hán, có lễ Tống phong mang đặc trưng của những ngôi đình vùng sông nước.

Lễ hội đua thuyền truyền thống.

Vùng Tân Uyên nói riêng cũng như Bình Dương nói chung vốn nổi tiếng với môn đua thuyền truyền thống. Qua hơn trăm năm, môn thể thao này vẫn có một sức sống mãnh liệt, thu hút nhiều người tham gia. Phường Thạnh Phước là một trong những địa phương điển hình gìn giữ và phát huy môn thể thao truyền thống này.

Phường Thạnh Phước nằm dọc theo sông Đồng Nai đã có truyền thống đua thuyền trên 150 năm. Địa điểm diễn ra hội đua thuyền truyền thống là tại đình Dư Khánh. Theo các cụ cao niên trong Ban quí tế đình thần Dư Khánh kể lại thì lễ hội đua thuyền là truyền thống có từ lâu đời của địa phương. Không rõ truyền thống này có từ khi nào. Từ xưa tới nay, đua thuyền truyền thống đã trở thành nét văn hóa tiêu biểu ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân phường Thạnh Phước. Trong đó, khu

phố Dư Khánh chính là cái nôi của lễ hội này, qua nhiều thế hệ, cứ thế cha truyền con nối đã lập nên nhiều chiến thắng đáng tự hào cho địa phương.

Hàng năm tại đại điểm Đình Dư Khánh, vào mỗi dịp ngày lễ trọng đại của đất nước như ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước 30/4, Quốc khánh 2/9, vào dịp tết cổ truyền hay vào dịp lễ Kỳ Yên của Đình Dư Khánh, phường Thạnh Phước thường tổ chức lễ đua thuyền truyền thống giữa phường và các địa phương lân cận tham gia thu hút được đông đảo nhân dân ứng và cổ vũ. đây là môn thể thao truyền thống đã ăn sâu vào tâm hồn, máu xương của mỗi người dân, mang ý nghĩa tinh thần to lớn, nên việc giữ gìn và phát huy môn thể thao truyền thống này luôn được địa phương giữ gìn và phát huy”.

6.Khảo tả di tích:

Đình Dư Khánh tọa lạc tại khu phố Dư Khánh, phường Thạnh Phước, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, thuộc thửa đất số 194; tờ bản đồ số 15, tổng diện tích 5252 m2.

Vị trí tiếp giáp:

Phía Nam giáp sông Đồng Nai.

Phía Bắc giáp hộ bà Lê Thị Thuận.

Phía Đông giáp Kênh (Bà Kiên)

Phía Tây giáp bờ sông Đồng Nai và hộ ông Đỗ Thanh Tòng (giữ đình)

Cổng vào đình nằm sát đường ĐT 747, cổng được xây mới năm 1999 bằng gạch, xi văng kiên cố rỗng 3.5 mét. Mái đôi, lợp ngói lưu ly, trên đỉnh trang trí lưỡng long tranh châu.

Đình Dư Khánh nằm bên bờ sông Đồng Nai, quay mặt về phía sông Đồng Nai theo hướng Nam như bao ngôi đình khác ở Việt Nam như dân gian vẫn

thường có câu “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ” (nghĩa là: bậc thánh nhân phải nhìn về hướng nam để nghe thiện hạ xin).ở một vị trí cao ráo thoáng mát và rợp bóng cây xanh làm cho không gian quanh đình thêm phần hài hòa tĩnh lặng. Đình nằm trong khuân viên rộng 5.252 m2 rợp bóng cây xanh với nhiều cây cổ thụ lớn như dầu, sao ở phía trước và bên trái của đình. Đặc biệt phía trước đình giáp bờ sông Đồng Nai có một cây dầu đại thụ đường kính thân lên tới 2m, tán cây rộng tỏa mát xung quanh. Theo như các cụ bô lão trong ban quí tế của đình kể thì cây dầu này có tuổi thọ gần 200 năm, nó đã tồn tại và phát triển cùng với thời gian hình thành của ngôi đình này, đã chứng kiến hết quá trình lịch sử thăng trầm của đình Dư Khánh.Trải qua bao đời trông coi ngôi đình, cây dầu đại thụ này đến nay vẫn phát triển xanh tốt và che chở cho ngôi đình.

Phần sân đình rộng, đã được đổ sân ô sạch sẽ. Án ngự ngay phía trước mặt đình là bức bình phong được xây gạch, đá, vôi vựa, xi măng rất kiên cố, có chiều dài 3m, cao 2,5m. Trên bức bình phong này đắp nổi hình tượng Long Mã phụ đồ(đầu rồng mình ngựa) bằng xi măng, được sơn thếp vàng trên nền tường xanh như biểu đạt mong ước âm dương hòa hợp, mưa thuận gió hòa, cuộc sống an lành, ấm no, hạnh phúc. Trên bức bình phong trang trí hình con Lân bằng gốm và các họa tiết trang trí được sơn màu vàng. Hai bên bức bình phong là hai bàn thờ thần Nông xây bằng gạch, xi măng. Theo cổ sử, thần Nông là vị vua trong lịch sử Trung Quốc, là người có công dạy dân cày cấy và chữa bệnh bằng các loại thảo dược nên được dân suy tôn là ông Tiên Nông và coi ông là Tổ sư của ngành Đông y. Tín ngưỡng thờ cúng thần Nông gắn chặt với cư dân nông nghiệp. Ở Nam Bộ thần Nông được thờ trên đàn thờ đặt giữa sân đình.

Hai bên trước sân đình là hai ngôi miếu nhỏ có kiến trúc giống nhau, được xây bằng gạch, xi măng, vôi vữa, nền móng được xây bằng đá xanh kiên cố. Miếu cao 2 m, rộng 1.2m, mái được đổ bằng xi măng, xung quanh và phía trong miếu được quét vôi trắng. Miếu bên trái thờ Bạch Mã Thái Giám, đây là phương tiện đi lại của thần. Miếu thờ bên phải đình thờ Chúa Ngọc Thánh Nương là một vị thần trong truyền thuyết, nhưng đã được cư dân Việt và Chăm thờ phụng, và đã được nhà Nguyễn xếp vào bậc thượng đẳng thần, thường được lập miếu thờ ở các đình thần. Trước cửa vào đình là nơi đặt bàn thờ chiến sĩ, nơi thờ các hương hồn liệt sĩ đã có công chiến đấu hi sinh để bảo vệ làng xã, quê hương.

Về tổng quan kiến trúc, đình Dư Khánh được xây theo lối kiến trúc hình chữ tam (三) gồm 3 dãy nhà là tiền điện, chánh điện và hậu điện. Mái đình lợp ngói vây cá qua tác động cùa thời gian và tự nhiên đã trở lên rêu phong tô điểm thêm nét cổ xưa cho ngôi đình, mái đình dốc, thấp nhìn rất bề thế. Trên đỉnh mái tranh trí hình lương long tranh châu, lưỡng long chầu nhật bằng gốm màu xanh ngọc, đối xứng hai bên có hình tượng con Nghê bằng gốm và hình rùa vàng. Nhìn tổng thể đình được làm chủ yếu bằng nhiều loại gỗ như Gõ mật, Bằng lăng, Sao. Nâng đỡ toàn bộ phần mái đình là 7 hàng cột gỗ gốm 28 cây cột gỗ tròn bằng gỗ Gõ Mật có chiều cao từ 2.5 đến 3.5 mét. Liên kết giữa các đầu cột với các vì kèo trên mái bằng mộng rất chắc chắn, đế chân cột được kê trên đá tảng. Tường xây bằng gạch, xi măng. vôi vữa. Nền được lát gạch tàu và gạch bông.

Đình được xây dựng trên một nền móng xây bằng đá khối kiên cố cao 1m so với mặt đất. Cửa vào bên trong đình theo kiểu tam quan, gồm có 3 của dạng hình vòm. Từ sân có hai lối tam cấp đi vào gian tiền điện. Mặt trước trên tường gian tiền điện trang trí hai bức tranh lớn, bên phải là bức tranh Thanh Long, bên trái là bức tranh Bạch Hổ đắp nổi bằng xi măng. Hai cột giữa chạm nổi hình rồng mây bằng xi măng màu xanh nhạt.

Gian tiền điện của đình gồm có 3 bàn thờ xây bằng xi măng trang trí họa tiết hình rồng dùng để lễ vật để dân làng thắp hương vào dịp cúng đình. Hai bên là bàn để lễ vật dâng cúng Tiền Hiền và Hậu Hiền, ở giữa là bàn để lễ vật để nhân dân cúng thần.

Ở gian tiền điện có hai cặp câu đối được sơn so

餘澤遠敷物阜民康無限

(辛酉年仲秋吉日造 )

慶祥密致風調雨順有徵

(村長阮文活奉供 )

Dư trạch viễn phu vật phụ dân khang vô hạn

(Tân Dậu niên trọng thu cát nhật tạo)

Khánh tường mật trí phong điều vũ thuận hữu trưng

(Thôn Trưởng Nguyễn Văn Hoạt phụng cúng)

Dư ân xa bày, vật phụ dân khang vô hạn

(Ngày tốt, tháng tám, mùa Thu năm Tân Dậu (1921)

Khánh lành kín đến, gió hòa, mưa thuận có điềm phúc

(Thôn trưởng Nguyễn Văn Hoạt phụng cúng)

Phía trước cửa vào chánh điện là cặp đối.

聖德及羣黎萬古地靈人傑

(癸亥年仲 秋吉造)

神恩施眾庶千秋物阜民康

(鄉庭阮文充奉供)

Thánh đức cập quần lê vạn cổ địa linh nhân kiệt

(Quý Hợi niên trọng thu cát tạo)

Thần ân thi chúng thứ độ thiên thu vật phụ dân khang

(Hương đình Nguyễn Văn Sung phụng cúng)

Đức thánh đến nhân dân, muôn thuở địa linh nhân kiệt

(Tạo tác mùa thu, năm Quý Hợi (1923)

Ơn thần ban dân chúng, ngàn thu vật phú dân khang

(Nguyễn Văn Sung phụng cúng đình làng))

Gian tiền điện có một số bức hoành phi được sơn son thếp vàng có nội dung như sau:

民庇國護

(己丑年 1949 餘慶村造)

quốc tí dân

(Kỉ Sửu niên Dư Khánh thôn tạo)

Che chở nhân dân, phù hộ đất nước

(Năm Kỉ Sửu (1949)Bà con thôn Dư Khánh tạo tác)

疆無壽

( 壬午 年八月十六日

守尊武文俊奉供 )

Thọ vô cương

(Nhâm Ngọ niên bát nguyệt thập lục nhật

Thủ tôn Vũ Văn Tuấn phụng cúng)

Trường tồn mãi mãi

(Ngày mười sáu, tháng tám, năm Nhâm Ngọ (1942)

Vũ Văn Tuấn phụng cúng)

廟靈隍城

Thành hoàng linh miếu

Miếu linh Thành Hoàng

隆年萬(壬午年 八月十六日

武文峻奉供)

Vạn niên long

(Nhâm Ngọ niên bát nguyệt thập lục nhật

Thủ tôn Vũ Văn Tuấn phụng cúng )

Muôn năm thịnh vượng

(Ngày mười sáu, tháng tám, năm Nhâm Ngọ (1942)

Vũ Văn Tuấn phụng cúng)

Kế tiếp gian tiền điện là gian chánh điện. Trong gian chánh điện có 5 án thờ, bên trái điện thờ thần hoàng là bàn thờ đặt bài vị các vị Tiền Hiền chi vị, Tiền Tấn chi vị và Tiền khai khẩn vị, bên phải điện thờ thần là bàn thờ các vị Hậu Hiền và kế bên là bàn thờ Hữa ban Liệt vị. Đây là bàn thờ bài vị của các vị tiền bối đã có công khai khẩn, xây dựng và trùng tu ngôi đình trong những ngày đầu thành lập. Họ là tầng lớp cư dân đầu tiên đến vùng đất này sinh cơ lập nghiệp, khởi đầu cho quá trình hình thành và phát triển của cư dân nơi đây. Tiếp đến hai bên điện thờ thần là bàn thờ đăt bài vị thờ Tả ban và Hữu ban, là lực lượng hầu cận, phò tá cho thần. Các án thờ xây bằng xi măng, trang trí các họa tiết Rồng Phượng. Chính giữa là điện thờ Thần Hoàng có kiến trúc theo kiểu miếu thờ, điện thờ trang trí các họa tiết rồng phượng, cây, hoa, lá và chữ hán nhìn rất nguy nga, bề thế. Điện thờ có 2 cánh cửa bằng gỗ, bên trong có rèm che. Trên tường là chữ Thần ghi bằng chữ hán màu vàng trên nền sơn đỏ. Ngay phía trên điện thờ thần hoàng là tấm bao lam bằng gỗ được chạm khắc rất tinh tế với các họa tiết trang trí hình rồng, phượng, cây lá. Trước điện thờ là bàn thờ thần nơi để lễ vật cúng thần. Hai bên bàn thờ thần có hai hàng binh khí (Lổ bộ), cặp Hạc đứng trên lưng rùa vàng bằng gốm. Hai bên điện thờ là bộ lọng màu đỏ cũng được trang trí hình rồng phượng.

Ở gian chánh điện có cặp câu đối cổ sơn đen nhủ vàng có nội dung:

餘百年神聖之封赫赫流光揚海國

(龍飛乙卯孟冬上)

慶當日宮墻之美堂堂遺像表凌煙

(本村第一邑仝奉供 )

Dư bách niên thần thánh chi phong, hách hách lưu quang dương hải quốc

(Long phi Ất Mão mạnh đông thượng ?)

Khánh đương nhật cung tường chi mĩ đường đường di tượng biểu lăng yên

(Bản thôn đệ nhất ấp đồng phụng cúng)

Hơn trăm năm nhuận sắc phong thần, hiển hách hào quang chói ngờ đất nước

(Mùa Đông năm Ất Mão (1915))

Lộng lẫy điện thờ ngày khánh tiết, đường đường di tượng khói mây

(Bản thôn ấp 1, cây Da cúng )

trên điện thờ thần là bức hoành phi có nội dung:

廟安保

(天運丁卯 仲夏壹

本村同立 榜 )

Bảo an miếu

(Thiên vận Đinh Mão trọng hạ nhất

(Bản thôn đồng lập bảng)

Miếu Bảo an

(Kiến tạo mùa Hạ, năm Đinh Mẹo (1927)

(Thôn bản cùng lập bảng)

Phía sau chánh điện là gian Hậu điện, nơi đặt án thờ các vị Hậu bối. Đây là nơi ban tế tự hội họp, để dân làng qui tụ chuẩn bị lễ cúng tế. Gian hậu có đặt một án thờ có cặp chữ hán với nội dung:

前代傳剴分明志

後承嚴車內村安

Tiền đại truyền cai phân minh chí

Hậu thừa nghiêm xa nội thôn an

Đời trước truyền nghiệp đúng đắn, phân minh

Phía cuối cùng là gian nhà bếp của đình, nơi dùng để nấu nướng vào dịp lễ cúng đình.

7. Các hiện vật có trong di tích.

- Trống cái: 1 cái.

- Trống đại cổ : 1 cái

- Trống cổ hát bội: 1 cái

- Mõ gỗ từ ngày đầu xây dựng đình: 1 cái.

- Chiêng đồng: 1 cái

- Bàn gỗ để lễ vật: 4 cái.

- Bình gốm cổ: 1 cái.

- Lư hương bằng đồng: 6 bộ.(3 bộ nhất, 3 bộ nhị)

- Chân đèn bằng đồng: 6 bộ (12 cái) gồm 3 bộ lớn, 3 bộ nhỏ.

- Bộ binh khí (lỗ bộ): 2 bộ gồm 16 món

- Phản gỗ gian hậu điện: 3 cái.

- Bộ bàn ghế gỗ: 3 bộ.

8.Gía trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ của di tích.

Đình làng trước hết là nơi thờ cúng Thần hoàng – vị thần giữ gìn và cai quản làng xóm, đồng thời đình còn là nơi diễn ra các sinh hoạt chung của cộng đồng làng xã như lễ hội, hội họp…Ở Nam Bộ thời nhà Nguyễn, đình còn là nơi đặt trụ sở hành chính của làng và là nơi làm việc của các vị hương chức.

Cũng như những ngôi đình khác ở Nam Bộ, Đình Dư Khánh đã hình thành gần 200 năm trên vùng đất Bình Dương mang đậm phong cách kiến trúc mỹ thuật của một ngôi đình Nam Bộ xưa, còn bảo tồn được phần lớn nếp sinh hoạt văn hóa và các nghi thức thờ cúng truyền thống của đình làng Việt Nam. Đặc biệt, đình còn lưu giữ Sắc phong của vua Tự Đức phong tặng

VĂN HÓA CHỮ HÁN ĐÌNH THẦN DƯ KHÁNH

Sơ đồ bố trí liển đối, hoành phi đình Dư Khánh.

Khảo cứu chữ Hán tại đình Dư Khánh.

(1) 新淵人傑尊神赫顯萬年春

(1) 餘慶地靈廟宇風光千古在1

Tân Uyên nhân kiệt, tôn thần hách hiển vạn niên xuân

Dư Khánh địa linh, miếu vũ phong quang thiên cổ tại

Tân Uyên nhân kiệt, tôn thần hiển hách muôn mùa xuân

Dư Khánh địa linh, miếu vũ trong thanh ngàn xưa còn

(2) 慶餘神亭

Đình thần Dư Khánh

Đình thần Dư Khánh

(3) 本境風光靈地新淵長樂業

(3) 城隍顯赫庇民盛福永安康2

Bản cảnh phong quang linh địa Tân Uyên trường lạc nghiệp

Thành Hoàng hiển hách tí dân Thạnh Phước vĩnh an khang

Bổn Cảnh ngợi sáng, Tân Uyên địa linh mãi vui nghề nghiệp

Thành Hoàng hiển hách, che chở dân Thạnh Phước mãi an khang

(5) 福成村車3馬往4來憑式下

(5) 餘慶邑人民出入鞠躬如

Phước Thành thôn xa mã vãng lai bằng thức hạ

Dư Khánh ấp nhân dân xuất nhập cúc cung như

Thôn Thành Phước, ngựa xe tới lui kính lễ

Ấp Dư Khánh, người ra vào khom mình lễ dâng

image001.jpg 244.55 KB

(7) 香嘖六龍迎百福

(7) 正直金憑心地生

Hương sách lục long nghênh bách phúc

Chánh trực kim bằng tâm địa sinh

Hương lan tỏa muôn lối, vọng ngưỡng để cầu phúc đức

Chúa nữ chánh trực ngay thẳng, cậy nhờ để thêm ý chí

(9) 是非不出總明監

(9) 燭呈雙鳳1協三多

Thị phi bất xuất tổng minh giám

Chúc trình song phượng hiệp tam đa

Tường minh phải trái không lộ diện

Sáng rõ đôi phượng nhiều lần hòa hợp

(11) 餘賴神恩培舊址

(11) 慶安聖德立新慶2

Dư lại thần ân bồi cựu chỉ

Khánh an thánh đức lập Tân Khánh

Dư ơn thần thánh, nền xưa được vun đắp

Mừng an thánh đức, Tân Khánh được tạo lập

(13) 餘頃尊嚴憑福庇

(13) 慶會須陳年與爵

Dư khoảnh tôn nghiêm bằng phúc tí

Khánh Hội tu trần niên dữ tước

Thôn tồn là nhờ tôn nghiêm giữ ơn phước thần linh che chở

Có được lòng tự hào và chức tước, nhờ biết trân trọng Khánh Hội

(14)廟靈隍城

Thành hoàng linh miếu

Miếu linh Thành Hoàng

(15) 餘澤遠敷物阜民康無限

(辛酉年仲秋吉日造 )

(15) 慶祥密致風調雨順有徵

(村長阮文活奉供 )

Dư trạch viễn phu vật phụ dân khang vô hạn

(Tân Dậu niên trọng thu cát nhật tạo)

Khánh tường mật trí phong điều vũ thuận hữu trưng

(Thôn Trưởng Nguyễn Văn Hoạt phụng cúng)

Dư ân xa bày, vật phụ dân khang vô hạn

(Ngày tốt, tháng tám, mùa Thu năm Tân Dậu (1921)

Khánh lành kín đến, gió hòa, mưa thuận có điềm phúc1

(Thôn trưởng Nguyễn Văn Hoạt phụng cúng)

(6)民庇國護

(己丑年 餘慶村造 )

Hộ quốc tí dân

(Kỉ Sửu niên

Dư Khánh thôn tạo)

Che chở nhân dân, phù hộ đất nước

(Năm Kỉ Sửu (1949)

Bà con thôn Dư Khánh tạo tác)

(8) 疆無壽

( 壬午 年八月十六日

守尊武文俊奉供 )

Thọ vô cương

(Nhâm Ngọ niên bát nguyệt thập lục nhật

Thủ tôn Vũ Văn Tuấn phụng cúng)

Trường tồn mãi mãi

(Ngày mười sáu, tháng tám, năm Nhâm Ngọ (1942)

Vũ Văn Tuấn phụng cúng)

image002.jpg 216.49 KB

(10)直正明2神

(龍飛甲寅仲冬吉日造

(富強村鄉教武文信夫妻誠心奉供 )

Thần minh chánh trực

Long phi Giáp Dần trọng Đông cát nhật tạo

Phú Cường thôn Hương Giáo Võ Văn Tín phu thê thành tâm phụng cúng )

Thần minh chính trực, ngay thẳng

(Mùa đông năm Giáp Dần (1914)

Vợ chồng ông Hương Giáo Võ Văn Tín, làng Phú Cường, thành tâm phụng cúng)

(12) 隆年萬

(壬午年 八月十六日武文峻奉供 )

Vạn niên long

(Nhâm Ngọ niên bát nguyệt thập lục nhật

Thủ tôn Vũ Văn Tuấn phụng cúng )

Muôn năm thịnh vượng

(Ngày mười sáu, tháng tám, năm Nhâm Ngọ (1942)

Vũ Văn Tuấn phụng cúng)

(14) 照普恩神

(己酉年八月中秋吉日造

弟子黎文亥 奉 供)

Thần ân phổ chiếu

(Kỉ Dậu niên bát nguyệt trung thu cát nhật tạo

Đệ tử Lê Văn Hợi phụng cúng)

Ơn đức của thần chiếu rọi muôn nơi

(Ngày tốt tháng tám mùa Thu năm Kỉ Dậu (1909)

Đệ tử Lê Văn Hợi phụng cúng)

(17) 聖德及羣黎萬古地靈人傑

(癸亥年仲 秋吉造 )

(17) 神恩施眾庶千秋物阜民康

(鄉庭阮文充奉供 )

Thánh đức cập quần lê vạn cổ địa linh nhân kiệt

(Quý Hợi niên trọng thu cát tạo)

Thần ân thi chúng thứ độ thiên thu vật phụ dân khang

(Hương đình Nguyễn Văn Sung phụng cúng)

Đức thánh đến nhân dân, muôn thuở địa linh nhân kiệt

(Tạo tác mùa thu, năm Quý Hợi (1923)

Ơn thần ban dân chúng, ngàn thu vật phú dân khang

(Nguyễn Văn Sung phụng cúng đình làng)

(16) 廟安保

(天運丁卯 仲夏壹 本村同立 榜 )

Bảo an miếu

(Thiên vận Đinh Mão trọng hạ nhất

Bản thôn đồng lập bảng)

Miếu Bảo an

(Kiến tạo mùa Hạ, năm Đinh Mẹo (1927)

Thôn bản cùng lập bảng)

(19) 餘百1年神聖之封赫赫流光揚海國

(龍飛乙卯孟冬上 ?)

(19)慶當日宮墻之美堂堂遺像表凌煙2

(本村第一邑仝奉供 )

Dư bách niên thần thánh chi phong, hách hách lưu quang dương hải quốc

(Long phi Ất Mão mạnh đông thượng ?)

Khánh đương nhật cung tường chi mĩ đường đường di tượng biểu lăng yên

(Bản thôn đệ nhất ấp đồng phụng cúng)

Hơn trăm năm nhuận sắc phong thần, hiển hách hào quang chói ngờ đất nước

(Mùa Đông năm Ất Mão (1915))

Lộng lẫy điện thờ ngày khánh tiết, đường đường di tượng khói mây3

(Bản thôn ấp 1, cây Da cúng )

(21) 朝宇巍俄千古昔

(21) 神恩浩蕩萬家興

Triều vũ nguy nga thiên cổ tích

Thần ân hạo đảng vạn gia hưng

Miếu vũ nguy nga, ngàn năm còn

Ân thần hạo sảng, vạn nhà thịnh

(18) 正理公奉

( 甲寅年詔光五月二十吉日 武文黎敬供 )

Phụng công lí chánh

(Giáp Dần niên chiếu quang ngũ nguyệt nhị thập cát nhật

Vũ Văn Lê kính cung)

Phụng công lí chánh

(Ngày 20 tháng 5 năm Giáp Dần

Vũ Văn Lê phụng cúng)

(23) 前代傳剴分明志

(23) 後承嚴車內村安

Tiền đại truyền cai phân minh chí

Hậu thừa nghiêm xa nội thôn an

Đời trước truyền nghiệp đúng đắn, phân minh

Đời sau tôn nghiêm nhận lấy, nội thôn được an

(25) 正理教民勤學習

(25) 公平勸眾露耕農

Chánh lí giáo dân cần học tập

Công bình khuyến chúng lộ canh nông

Dạy cho dân chăm học tập những điều ngay lẽ phải

Khuyên quần chúng con đường canh nông công bình